GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

                                      

                                             Đề tài: So sánh chiều cao của 3 đối thượng

                                             Đối tượng: MGL (5- 6 Tuổi)

                                             Số lượng : cả lớp
                                             Thời gian: 30- 35 phút.

    

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:

- Trẻ biết sắp xếp chiều cao, thấp của 3 đối tượng đúng theo yêu cầu của cô - Biết sử dụng từ ngữ cao nhất – thấp hơn – thấp nhất để diễn tả sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng

- Trẻ biết sắp xếp thứ tự các đối tượng theo chiều tăng hoặc giảm để nhận ra mối quan hệ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết so sánh và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng đúng theo yêu cầu của cô - Trẻ diễn tả được sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng.

- Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ biểu thị mối quan hệ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách và đúng luật chơi

3. Thái độ

 - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học 

- Trẻ biết so sánh sắp xép thứ tự các đối tượng theo chiều tăng hoặc giảm để nhận ra mối quan hệ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

- Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ biểu thị mối quan hệ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Có 3 ống nhựa có chiều cao thấp và màu sắc khác nhau. 

- Đồ dùng của trẻ: Giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn. 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức- gây hứng thú (1-3p)

Cho cả lớp chơi trò chơi cây cao cỏ thấp 

- Đàm thoại với trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài. 

2. Phương pháp- hình thức tổ chức (22-25p)

*HĐ1: Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng

- Cô cho hai bạn có chiều cao khác nhau lên đứng cạnh nhau cho cả lớp quan sát.

- Cô cho trẻ nêu lên nhận xét chiều cao của 2 bạn như thế nào? 

+ Bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn? Vì sao?

- Bạn cao hơn vì bạn có phần đầu thừa ra.

* HĐ2: So sánh chiều cao, thấp của 3 đối tượng

 * Hình thành mối quan hệ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

Cô cho trẻ đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi. Hỏi trẻ trong rổ cô đã chuẩn bị cho các con có gì?

+ Các con hãy xếp các ống nhựa màu trắng và ống nhựa màu xanh. 

+ Con thấy ống nhựa màu trắng như thế nào với ống nhựa màu xanh?  Ống nào cao hơn?  Ống nào thấp hơn?

- Ống nhựa màu trắng cao hơn ống nhựa màu xanh 

- Các con lấy ống nhựa màu vàng xếp cạnh ống nhựa màu xanh nào. 

+ Ống nhựa màu trắng như thế nào với hai ống nhựa màu xanh và màu vàng nào? 

=> Ống nhựa màu trắng cao hơn ống nhựa màu xanh và màu vàng như vậy là ống nhựa màu trắng cao nhất. 

- Cô cho trẻ nhắc lại cao nhất. 

* Đối tượng cao nhất là đối tượng cao hơn các đối tượng còn lại.

b. hình thành mối quan hệ thấp hơn.

Ống nhựa xanh cao hơn ống nhựa vàng và thấp hơn ống nhựa trắng nên được gọi như thế nào nhỉ?  

=> Vậy ống nhựa xanh cao hơn ống nhựa vàng và thấp hơn ống nhựa trắng nên được gọi là thấp hơn

* Cô cho trẻ nhắc lại thấp hơn. 

c. hình thành mối quan hệ thấp nhất.

Các con so sánh xem ống nhựa màu vàng như thế nào với ống nhựa màu xanh và màu trắng?

=> Ống nhựa màu vàng thấp hơn ống nhựa màu xanh và ống nhựa màu trắng nên gọi là thấp nhất. 

=> Cô chốt: đối tượng thấp nhất là đối tượng có chiều cao thấp nhất so với tất cả các đối tượng còn lại.

- Cô cho trẻ nhắc lại thấp nhất. 

*HĐ3: Luyện tập củng cố

- Trò chơi 1:  Nói nhanh và đúng

+ Cô nói màu sắc của ống nhựa thì trẻ giơ ống nhựa đó lên và nói cao nhất hay thấp nhất. Ngược lại cô nói ống thấp nhất, cao nhất hoặc cao hơn trẻ sẽ nói màu sắc của ống nhựa giơ lên và nói.

+ Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

- TC2: Tìm bạn thân. 

+ Cách chơi: Các con sẽ đi vòng tròn vừa đi vừa hát các bài hát. Khi cô nói tìm bạn thì các con phải tìm được bạn cao hơn và bạn thấp để kết bạn

+ Luật chơi:  Bạn nào không tìm được bạn theo yêu cầu của cô thì phải nhảy lò cò

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 

3. Kết thúc (1-3p)

- Cô nhận xét

- Chuyển hoạt động

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

- 2 trẻ lên đứng cạnh nhau

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi

- Trẻ xếp

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

Trẻ nói “cao nhất”

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

Trẻ nói “thấp hơn”

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ nói “thấp nhất”

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi